1
Bạn cần hỗ trợ?

Cách chọn mua máy quét mã vạch

Để có thể lựa chọn máy đọc mã vạch sao cho thực sự phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình không hề đơn giản chút nào vì trên thực tế nhiều người đã mua phải những đầu đọc mã vạch không đủ các tính năng cho công việc của họ hoặc trái lại mua một đầu đọc mã vạch cũ với rất nhiều tính năng nhưng không sử dụng đến gây lãng phí. Do đó, bạn cần tham thảo ngay những điều cần biết chọn máy quét mã vạch nếu bạn đang có nhu cầu về một thiết bị đọc mã vạch cho cửa hàng của mình.

1, Chọn mua máy quét mã vạch theo công nghệ

Công nghệ đọc phổ biến của hầu hết các loại máy đọc mã vạch trên 2 công nghệ đó là : công nghệ đọc Laser và công nghệ đọc CCD. Mỗi công nghệ đọc đều có những tính năng và ưu điểm riêng nhưng Laser vẫn là công nghệ đọc được ưa chuộng nhất. Máy sử dụng công nghệ Laser thì rất nhạy, có thể quét được những mã ở trên bề mặt cong, xa (15-27cm), đang chuyển động, đọc được cả khi có ánh sáng chói và trong những môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên hạn chế của công nghệ này là máy đọc mã vạch khó khăn khi đọc mã vạch trên bề mặt gồ ghề, ẩm ướt hay trong suốt trên bề mặt chai lọ hoặc trên các màn hình điện thoại.

Đối với máy đọc mã vạch bán hàng sử dụng ứng dụng công nghệ CCD có độ bền cao, quét được những mã vạch nhỏ, trên bề mặt gồ ghề. Máy đọc CCD có tia quét dày khoảng 1cm và cũng có khả năng quét mã vạch khá xa. Ngoài ra, còn có công nghệ chụp ảnh tuyến tính là công nghệ mới nhất và đang được đưa vào sử dụng. Loại này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các loại trên.

Công nghệ quét mã vạch
Công nghệ quét mã vạch

2, Chọn theo khả năng đọc mã vạch 1D/2D

Mã vạch 1D là các vạch đen trắng, đan xen, thường có độ dài bằng nhau, xếp song song; mỗi vạch lại có độ dày mỏng khác nhau. Theo đó, đầu đọc mã vạch 1D sử dụng công nghệ tia laser hoặc công nghệ chụp ảnh tuyến tính. Máy đọc mã vạch 1D hay máy quét mã vạch 1 chiều này chỉ có khả năng xử lý được các loại mã vạch 1D như code 128, code 39 (trong siêu thị, shop hàng hóa); UPC, EAN (trong vận chuyển quốc tế)…

Mã vạch 2D là ma trận điểm ảnh – ma trận vuông trắng đen có sức chứa dữ liệu lớn, sử dụng để quét các mã vạch như Data matrix, QR code, PDF-417… Đầu đọc mã vạch 2D hay đầu đọc mã vạch 2 chiều thường sử dụng công nghệ CCD để chụp và xử lý thông tin từ các mã vạch 2D vốn phức tạp hơn mã vạch 1D rất nhiều lần. Thường thì người ta sẽ tích hợp bằng cách chọn mua máy quét mã vạch 2D thì sẽ có khả năng vừa đọc được mã vạch 1D, vừa đọc được mã vạch 2D.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác mà bạn có thể cân nhắc tùy vào nhu cầu và lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, bạn có thể chọn máy quét mã vạch đơn tia hoặc máy quét đa tia; máy quét mã vạch tích hợp cổng kết nối thông dụng như Keyboard, USB, RS-232…; có chế độ quét tự động/thủ công hoặc cả hai chế độ để chuyển đổi linh hoạt… Ngoài ra, khi chọn mua sản phẩm, bạn có thể mang theo một số mã vạch mà cửa hàng của bạn thường dùng để kiểm tra máy đọc mã vạch thực sự phù hợp và chất lượng.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy quét mã vạch

Khả năng đọc mã vạch 1D/2D
Khả năng đọc mã vạch 1D/2D

3, Chọn theo kiểu kết nối

Máy quét mã vạch được thiết kế với nhiều cổng giao tiếp khác nhau đáp ứng nhu cầu của người dùng, cổng giao tiếp của máy quét cũng ảnh hưởng tới giá đầu đọc mã vạch. Tùy vào từng ngành nghề, nhu cầu sử dụng mà chọn máy quét mã vạch có cổng giao tiếp thích hợp. Hãy tham khảo ngay cách lựa chọn máy quét phù hợp dưới đây. Hiện nay, trên thị trường, có 3 loại cổng giao tiếp máy đọc mã vạch thường sử dụng nhất đó là cổng Keyboard, cổng RS-232 (cổng COM) và cổng USB.

Thứ nhất là cổng USB: Đây là loại cổng phổ biến nhất mà hầu hết máy đọc mã vạch nào cũng có. Sử dụng đầu đọc mã vạch cổng USB bạn có thể cắm thẳng vào máy tính tốc độ quét nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng Keyboard.

Thứ hai là cổng Keyboard: Khi kết nối máy đọc mã vạch với máy tính, cần phải rút dây bàn phím ra khỏi máy tính. Sau đó cắm dây máy đọc mã vạch vào và cắm nối bàn phìm vào đầu còn lại của máy đọc. Ưu điểm của loại cổng này là bạn chỉ cần dùng 1 phần mềm văn bản thông dụng như Notepad, Word, Excel cũng có thể quét được mã vạch mà không cần dùng đến Driver. Loại này thường được sử dụng cho các máy đọc mã vạch cầm tay thông dụng cho các cửa hàng, siêu thị, shop thời trang.

Thứ ba là cổng RS-232: Để sử dụng cổng này cần phải cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm kèm theo máy để setup và quét mã vạch.

Cổng RS-232 của máy đọc mã vạch thường sử dụng đối với máy quét dạng để bàn và các loại máy đọc mã vạch 2D.

Chọn theo kiểu kết nối
chon-theo-kieu-ket-noi

4, Cách chọn theo số tia quét

Đối với các mô hình siêu thị hay tạp hóa, shop, shop mỹ phẩm, thời trang thì một trong các thiết bị không thể thiếu được đó là máy đọc mã vạch. Bởi vì để giảm nhẹ công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực thì bạn bắt buộc phải quản lý tất cả hàng hóa trong kho theo mã số mã vạch như vậy bạn sẽ dàng quản lý hơn rất nhiều. Phân loại máy đọc mã vạch thường chia làm hai loại chính bao gồm: đầu đọc mã vạch đơn tia và đầu đọc mã vạch đa tia:

– Đầu đọc mã vạch đơn tia: là đầu đọc chỉ có 1 tia laser  thường dùng cho các  mô hình của hàng thời trang, cửa hàng tạp hóa nhỏ, của hàng tiện ích, nhà sách……..nhược điểm của loại đầu đọc mã vạch này là  chỉ có duy nhất một tia  laser để đọc mã vạch, do đó đầu đọc mã vạch phải được đặt toàn bộ khoảng trắng và vạch ngang qua tia. vì vậy chỉ phù hợp với mô hình nhỏ ít mặt hàng.

– Đầu đọc mã vạch đa tia là: Bao gồm 20 tia laser , bắt mã vạch rất nhanh, thường sử dụng trong mô hình siêu thị lớn, tốc độ thanh toán liên tục, với nhiều mặt hàng hóa. ưu điểm của đầu đọc mã vạch đa tia. Số tia laser được tạo ra xác định bởi số mặt trên hình đa giác. Tia quét laser tiếp theo được gửi lại bởi sự sắp xếp những tấm gương cố định, tạo nên trường. Từ số mặt, số trường chúng ta có được số tia quét. Sẽ  có, 4 * 5 = 20. Ở những góc độ khác nhau của trường được vận dụng để làm việc cùng với chiều sâu trường để tạo nên mẫu quét. Một máy quét dày đặc của những tia quét đan xen  nhau, đảm bảo mã vạch được đọc mà không phải quan tâm đến hướng quét.

Cách chọn theo số tia quét
cach-chon-theo-so-tia-quet

5, Ứng dụng của máy đọc mã vạch

Tùy mục đích sử dụng mà chọn máy quét mã vạch mà nhà sản xuất sẽ thiết kế và trang bị cho chúng những chức năng riêng phù hợp với từng điều kiện làm việc cụ thể:

– Sử dụng trong bán lẻ, văn phòng: thường mua máy quét mã vạch giá rẻ có dạng phổ thông, phù hợp cho văn phòng và siêu thị, chủ yếu sử dụng công nghệ laser, thời gian quét nhanh, chính xác (1-3 giây/lần).

– Máy sử dụng trong kho bãi: đòi hỏi phải bền, tránh được bụi, quét được nhiều sản phẩm, thời gian quét dài, mã vạch quét chủ yếu là UPC/EAN. Những máy quét mã vạch 2D và PDF có kết hợp thêm công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth là lựa chọn phù hợp.

– Ứng dụng trong công nghiệp: đây là môi trường có tính tự động hóa cao nên cần những máy có độ chính xác cao, quét nhanh và rộng. Do đó khi làm việc trong môi trường này, người ta thường dùng đầu đọc mã vạch để tăng tốc độ quét mã vạch và cố định máy quét đứng yên để hạn chế va đập và tiện dụng.

ung-dung-cua-may-doc-ma-vach
Ứng dụng của máy đọc mã vạch

Bài viết liên quan

5 Máy quét mã vạch Zebra chính hãng giá rẻ

Top 3 máy quét mã vạch Honeywell tốt

Danh mục sản phẩm đầu đọc mã vạch chính hãng

 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0983.410.916

Website chính: https://htmart.vn/

Địa chỉ: Số 158 phố Hoàng Văn Thái, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.

             Hoặc 118/83 Khu F. Đường Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Thông tin và hình ảnh được thu thập bởi mavachsieuthi.com.

Ý kiến bạn đọc

© 2019 Mã Vạch Siêu Thị. Tư vấn mua hàng THU HOÀI.