Site icon Mã Vạch Siêu Thị

So sánh và phân biệt công nghệ NFC và Bluetooth

so-sanh-va-phan-biet-cong-nghe-nfc-va-bluetooth

So sánh và phân biệt công nghệ NFC và Bluetooth

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay thì việc sử dụng công nghệ không dây là điều tất yếu và mang đến sự tiện lợi cho mọi người. Trong đó, 2 công nghệ không dây đáp ứng nhu cầu này đó là NFC và Bluetooth. Hãy cùng HTmart tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 công nghệ máy xem có gì khác biệt nhé! 

1. Công nghệ NFC là gì?

NFC là từ viết tắt của Near Field Communication – một công nghệ cảm ứng không dây giúp hai thiết bị dễ dàng kết nối với nhau nhanh chóng mà không cần thiết bị khác. Có hai loại thiết bị NFC khác nhau đó là thụ động và chủ động. Thiết bị chủ động bao gồm thẻ ra vào ở các tòa nhà, hay những thẻ ưu đãi mua sắm cho khách hàng. Còn với thiết bị chủ động bạn sẽ thấy chúng trong các thiết bị đầu cuối thanh toán như cảm ứng, điện thoại và đồng hồ thông kình.

Công nghệ NFC thường xuất hiện trong quá trình thanh toán trực tiếp

NFC có cơ chế hoạt động là cho phép chủ sở hữu thiết bị gửi và nhận thông tin bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này sử dụng dạng tần số vô tuyến (RFID) phát hiện ra trường điện từ do NFC tạo ra và ghép nối. Tần số được truyền sử dụng dữ liệu trong NFC thường là 13,56 MHz. Do đó, bạn có thể dễ dàng gửi tệp, dữ liệu ở tốc độ 106-424 kilobit mỗi giây để trao đổi tệp nhanh chóng.

Do tính hiệu quả nên công nghệ NFC đã được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau bao gồm: Thanh toán trực tuyến, theo dõi tài sản, kiểm soát quyền truy cập, ghép nối không dây,… 

2. Bluetooth là gì?

Bluetooth cũng giống như công nghệ NFC là sử dụng nguyên lý không dây, trao đổi dữ liệu giữa hai thiết bị được hỗ trợ. Công nghệ này sử dụng sóng vô tuyến UHF với tần số từ 2,402 – 2,480 GHz để giúp người dùng truyền dữ liệu. Tuy nhiên, công nghệ Bluetooth yêu cầu quá trình ghép nối thủ công hai thiết bị trước khi truyền dữ liệu với nhau. 

Để có thể sử dụng công nghệ Bluetooth, bạn phải ở đủ gần thiết bị muốn nhận thông tin. Sau đó cả hai kích hoạt Bluetooth của mình, ghép kết nối với nhau để truyền dữ liệu. Kết nối sử dụng một khái niệm là nhảy tần trải phổ bằng việc ghép nối từ 79 kênh có sẵn. Nếu kênh đã được tham gia thì kênh này sẽ ngẫu nhiên chuyển sang kênh khác có sẵn. 

Công nghệ trao đổi dữ liệu Bluetooth có cơ chế giảm nhiễu

Để đảm bảo an ninh, hệ thống trao đổi dữ liệu Bluetooth đã cải tiến thêm cơ chế giảm nhiễu từ các thiết bị điện khác. Điều này sẽ tạo ra sự khó đoán và khiến mọi người khó có thể can thiệp vào quá trình truyền dữ liệu.

3. So sánh công nghệ NFC với Bluetooth chi tiết

NFC và Bluetooth là hai công nghệ đều sử dụng quá trình chuyển dữ liệu không dây. Tuy nhiên, hai công nghệ này lại có sự khác biệt với nhau tương đối như:  

So sánh sự khác biệt giữa công nghệ không dây NFC và Bluetooth

Có thể thấy rằng, mỗi công nghệ không dây đều sẽ sở hữu đặc điểm riêng. Việc sử dụng NFC sẽ giúp hệ thống truyền dữ liệu không dây tiết kiệm điện năng vì cần ít năng lượng để gửi và nhận. Còn đối với Bluetooth sẽ hỗ trợ dữ liệu truyền nhanh hơn nhưng sẽ tốn nhiều năng lượng. Do đó, tùy vào từng mục đích và dữ liệu tệp mà bạn có thể chọn công nghệ NFC và Bluetooth.

NFC và Bluetooth là nền tảng giúp quá trình truyền dữ liệu diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mong rằng chia sẻ của HTmart trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về hai công nghệ này và ứng dụng chúng đúng cách. 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0983.410.916

Địa chỉ: Số 158 phố Hoàng Văn Thái, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.

Hoặc 118/83 Khu F. Đường Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Exit mobile version