1
Bạn cần hỗ trợ?

Tìm hiểu và phân biệt công nghệ RFID Và NFC

Chắc hẳn mọi người đã nghe qua về hai công nghệ lớn đó là RFID và NFC. Đây là 2 công nghệ không dây có mối liên hệ mật thiết với nhau, có rất nhiều điểm tương đồng nên đôi khi khiến nhiều người nhầm lẫn. Qua bài viết dưới đây, HTmart sẽ tìm hiểu và giúp bạn phân biệt được RFID và NFC có sự khác nhau như thế nào nhé! 

1. Công nghệ RFID (Radio-Frequency Identification) là gì?

RFID là công nghệ không dây được nhận dạng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này giúp cả hai thiết bị hoạt động thu phát sóng trong cùng tần số và tần số được sử dụng phổ biến là 125KHz hoặc 900MHz.

RFID thiết bị được cấu tạo bởi 2 thành phần chính có gắn chip để lưu trữ thông tin và thực hiện nhiều tính năng là thiết bị đọc và phát mã. Trong đó, thiết bị đọc được gắn anten thu phát sóng điện từ còn thiết bị phát mã dùng để gắn với vật cần nhận dạng. Mỗi thiết bị RFID có chữa một mã số nhất định để chúng không trùng lặp lại với nhau.

rfid-la-cong-nghe-khong-day-hien-dai
RFID là công nghệ không dây hiện đại

Ứng dụng tiêu biểu của công nghệ RFID là chống mất trộm trong những cửa hàng lớn. Khi đó, các chip của công nghệ này sẽ được gắn với các mã số hóa bên ngoài cửa kiểm soát. Khi đó vật, hàng hóa chưa được tháo chip mà bước ra ngoài tầm kiểm soát thì thiết bị RFID sẽ nhận thấy và cảnh báo cho người dùng. 

Xem thêm:

RFID trong các ngành công nghiệp hiện nay

5 ứng dụng công nghệ RFID trong ngành công nghiệp dược phẩm

2. Công nghệ NFC (Near-Field Communications) là gì? 

NFC là một công nghệ không dây được kết nối trong tầm ngắn khoảng 4cm. Công nghệ này sử dụng cảm ứng điện từ trường để kết nối với các thiết bị như điện thoại thông minh, đồng hồ, tai nghe, loa,… khi có sự chạm tiếp xúc trực tiếp. 

Khi hai thiết bị đều sử dụng công nghệ NFC, người dùng chỉ cần một chạm để kích hoạt tính năng và nhanh chóng truyền các thông tin sang thiết bị khác. Bên cạnh đó, công nghệ NFC còn được xem như một ví điện tử để dễ dàng giúp người dùng thanh toán trực tiếp, tiện lợi và nhanh chóng. 

nfc-la-cong-nghe-khong-day-duoc-ket-noi-trong-tam-ngan-4cm
NFC là công nghệ không dây được kết nối trong tầm ngắn 4cm

3. Sự khác biệt giữa công nghệ RFID và NFC là gì?

Có thể thấy rằng, hai công nghệ này có rất nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có sự khác nhau rõ ràng. Sự khác biệt chính giữa RFID và NFC là lượng thông tin được thu thập, cụ thể:

Năng lượng

NFC sử dụng nguồn năng lượng đến từ điện thoại của bạn để đọc dữ liệu, sau đó thêm vào thẻ hoặc nhãn mác. Còn đối với công nghệ RFID có thể thụ động hoặc chủ động bằng việc sử dụng sóng vô tuyến và ăng-ten để tối đa hóa dữ liệu.

Đối với các hệ thống đọc dữ liệu từ thẻ NFC và thẻ RFID thì với thẻ RFID sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn. Hệ thống RFID được cấu hình và vận hành hệ thống ăng-ten được cài đặt dọc và gắn thẻ tiếp tục truyền dữ liệu. Công nghệ này sẽ làm tăng mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống này.

nang-luong-giua-rfid-va-nfc-co-su-khac-nhau-ro-ret
Năng lượng giữa RFID và NFC có sự khác nhau rõ rệt

Chi phí vận hành công nghệ

Công nghệ NFC thường là giải pháp rẻ hơn, vì không có công nghệ bổ sung nào khả dụng nếu bạn sử dụng cho mục đích quảng cáo hoặc thông tin (chi phí cho đầu đọc được tính trên điện thoại của khách hàng).

Bên cạnh đó, RFID có thể là giải pháp theo dõi hoàn hảo cho tài sản, thiết bị, container vận chuyển,… Do đó, việc lựa chọn nhãn và thẻ RFID rất đa dạng. Thẻ RFID hoạt động được bọc trong vỏ nhựa cứng, kim loại hoặc cao su có thể dao động từ 3USD – 18USD, tùy thuộc vào biến thể. Điều này có nghĩa là loại thẻ này thường được sử dụng để theo dõi các mặt hàng đắt tiền.

chi-phi-van-hanh-nfc-thuong-re-hon-so-voi-rfid
Chi phí vận hành NFC thường rẻ hơn so với RFID

Phạm vi hoạt động

Công nghệ NFC hoạt động trong một khoảng cách rất gần, thường dưới 10cm. Điều này có nghĩa là để sử dụng NFC phải tiếp xúc rất gần nhau để có thể truyền dữ liệu. Do đó, công nghệ NFC đảm bảo tính bảo mật cao, phù hợp cho các ứng dụng như thanh toán không tiếp xúc, truyền dữ liệu giữa các thiết bị di động và thiết bị khác.

Trong đó, công nghệ RFID có phạm vi hoạt động xa hơn lên đến vài chục mét, phụ thuộc vào loại tag và công nghệ sử dụng. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như quản lý kho, theo dõi hàng hóa và giám sát thẻ thông qua cổng an ninh. 

pham-vi-hoat-dong-cua-nfc-han-che-hon-so-voi-rfid
Phạm vi hoạt động của NFC hạn chế hơn so với RFID

Tính bảo mật

Thẻ RFID được lưu trữ thông tin an toàn hơn. Vì nếu có người hack và thu thập, sửa đổi thông tin trên thẻ thì họ chỉ có thể thay đổi số theo dõi sản phẩm SKU. 

Mặt khác, đối với thẻ NFC có thể được lập trình lại nếu chúng không được viết thông tin đúng cách. Có nghĩa là nếu bạn sử dụng một thương hiệu hoặc sản phẩm có logo không đủ rõ ràng ở chế độ đọc thì sẽ ảnh hưởng đến tính bảo mật.

Công nghệ RFID và NFC tuy có một vài điểm tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt rất lớn. NFC thích hợp cho ứng dụng giao tiếp ngắn và thanh toán không tiếp xúc. Còn với RFID thường sử dụng cho các thiết bị theo dõi, quản lý. Mong rằng những chia sẻ của HTmart trên đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai công nghệ này! 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0983.410.916

Địa chỉ: Số 158 phố Hoàng Văn Thái, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.

              Hoặc 118/83 Khu F. Đường Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

© 2023 Mã Vạch Siêu Thị. Tư vấn mua hàng THU HOÀI.