Phần mềm bán hàng POS là phần mềm cần thiết cho các đơn vị kinh doanh, giúp các cửa hàng thực hiện mọi nghiệp vụ đơn giản, dễ dàng hơn. Bạn có biết chức năng chính của phần mềm bán hàng POS là gì? Nếu chưa biết hãy tìm hiểu 3 chức năng chính dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Quản lý bán hàng
Chức năng quản lý bán hàng, cụ thể là các chức năng quản lý thông tin khách hàng, thông tin bán hàng, quản lý doanh thu, quản lý công nợ khách hàng và hỗ trợ bộ phận bán hàng chăm sóc khách hàng tốt hơn.
- Quản lý thông tin khách hàng
- Quản lý cán hàng theo ca, theo nhân viên bán hàng
- Quản lý công nợ khách hàng
Màn hình bán hàng POS: thao tác đơn giản, nhanh, chính xác, tự động phần lớn các tính toán trong quá trình bán hàng;
Có thể bán bằng mã vạch hoặc mã hàng/tên hàng;
Tự động áp dụng và tính toán các mức chiết khấu, giảm giá … theo thông số đã được thiết lập;
Bên cạnh các chức năng tác nghiệp, module này còn hỗ trợ cho bộ phận bán hàng chăm sóc khách hàng tốt hơn thông qua chức năng theo dõi tình hình công nợ và số lần giao dịch của mỗi khách hàng.
Tích hợp với các thiết bị bán hàng ngoại vi như: máy in hóa đơn, máy quét mã vạch…
2. Quản lý mua hàng
Đặt hàng theo định mức tồn kho, mua hàng, nhập kho và thanh toán chi phí mua hàng là chức năng chính của module. Cụ thể:
- Đặt hàng: có thể đặt hàng theo từng nhà cung cấp hoặc đặt hàng theo định mức tồn kho.
- Nhận hàng: nhận hàng theo đơn đặt hàng hoặc không có đơn hàng.
- Nhập kho và thanh toán chi phí mua hàng.
- In mã vạch cho những mặt hàng nhập kho chưa có mã vạch, số lượng mã vạch và mặt hàng được tự động kết nối với số lượng hàng nhập kho.
- Mặt hàng được mua từ nhà cung cấp nào, giá mua bao nhiêu, và bán cho ai, giá bao nhiêu.
- Quản lý tồn kho theo từng đơn vị và từng kho (nếu mặt hàng có nhiều đơn vị).
3. Quản lý hàng tồn kho
Bên cạnh các chức năng tác nghiệp như: Xuất – Nhập – Tồn, mô-đun này còn cung cấp cho người dùng các chức năng tiện ích để quản lý và in mã vạch, tính giá trị tồn kho theo nhiều phương pháp tính giá vốn khác nhau, và quản lý mặt hàng nhiều đơn vị tính. Cụ thể:
- Quản lý thông tin mặt hàng, định mức tồn kho từng mặt hàng;
- Chỉnh sửa giá mua, giá bán, chiết khấu…
- Thiết kế và in mã vạch, tích hợp với các loại máy in mã vạch.
- Chuyển đổi đơn vị, quản lý hàng tồn kho mỗi mặt hàng theo từng đơn vị.
- Các báo cáo liên quan về nghiệp vụ quản lý kho: thẻ kho, ghi nhận các giao dịch xuất, nhập…
Xem thêm: https://mavachsieuthi.com/thu-tuc-nhap-khau-man-hinh-cam-ung/
Ý kiến bạn đọc (0)