Khi sử dụng máy in tem nhãn, người dùng có thể gặp phải một số lỗi máy in không in được tem nhãn dán, bạn bấm lệnh in nhưng máy không chạy ra tem nhãn. Trong bài viết này, Mã Vạch Siêu Thị sẽ cùng bạn tìm hiểu Một số nguyên nhân dẫn tới việc máy in tem bị lỗi không in được qua đó bạn có thể tự khắc phục vấn đề một cách nhanh chóng mà không cần tới sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Các nguyên nhân dẫn tới lỗi máy in không in được tem nhãn
Với máy in tem nhãn và máy tính mới chưa kết nối in lần nào, việc không in được tem nhãn có thể do:
– Bạn chưa mở máy in
– Máy in đã được mở nhưng chưa thiết lập cài đặt driver từ máy in vào máy tính hoặc driver cài đặt cho máy in tem nhãn bị sai
– Bạn chưa cắm dây cable kết nối giữa máy in và máy tính
– Sử dụng sai cổng kết nối máy in, ví dụ như bạn sử dụng dây cable USB để cắm, cổng kết nối đúng là USB01 thì bạn lại cắm sang cổng COM01
– Máy in tem nhãn đang hiện đèn đỏ do bị lỗi
– Máy in tem mới bật nguồn lên, chưa sẵn sàng in, đang ở chế độ PAUSE, lúc đó đèn PAUSE sẽ sáng
Máy in nhãn hôm trước in bình thường, vẫn đang kết nối nhưng hôm nay lại không in được:
– Bạn cắm nhầm cổng kết nối dù hôm trước cắm đúng
– Máy in tem nhãn đang ở trạng thái PAUSE để sẵn sàng in
– Kiểm tra lại nguồn điện, dây cable kết nối máy in nhãn với PC xem có bị lỏng hay không?
– Lỗi windows máy bị treo nhiều lệnh in tem, lúc này bạn cần khởi động lại PC,tắt nguồn của máy in tem rồi bật lại để kiểm tra dây cable kết nối USB/RS232.
– Lỗi phần mềm in do bị mất kết nối tới file dữ liệu database hoặc phần mềm bị treo.
– Driver của máy in tem nhãn bị lỗi.
– Dây kết nối bị hỏng hoặc đứt dây do chuột cắn hay va đập…
– Máy bị hết giấy hoặc hết mực in.
– Cảm biến giấy không đọc được khổ giấy và báo lỗi hiển thị đèn đỏ.
– Tem nhãn chọn sai chế độ in: máy có thể đang gắn mực in ribbon và giấy in nhưng bạn lại chọn là sử dụng giấy không cần dùng mực, hoặc giấy in có GAP nhưng bạn lại chọn loại giấy in liên tục,…
Các phương pháp giúp khắc phục máy in mã vạch bị lỗi:
Máy in tem nhãn bị hết giấy
Đây là 1 trong các nguyên nhân phổ biến nhất khiến máy in mã vạch bị lỗi và không hoạt động được. Điều này có thể xảy ra khi bạn tiến hành in ấn mà quên kiểm tra decal còn hay không? Khi này, máy in tem nhãn sẽ báo đèn đỏ. Điều bạn cần làm là mở nắp máy lên để kiểm tra tình trạng giấy. Nếu thấy hết giấy, bạn chỉ cần thay một cuộn giấy mới rồi bấm nút FEED để tiếp tục in ấn là được.
Máy in tem nhãn bị hết mực
Mực in hay ribbon là loại vật tư không thể thiếu được sử dụng trong in ấn tem mã vạch. Khi máy hết mực, bị đứt do nhiệt độ của đầu in quá nóng hay mực in có kém chất lượng có thể khiến máy in tem không hoạt động được. Khi phát hiện hết mực, bạn chỉ cần thay 1 cuộn mực mới là được. Trường hợp ribbon bị đứt, bạn nên tiến hành nối lại. Sau khi hoàn tất, bạn chỉ cần ấn nút FEED là được.
Lắp đặt giấy in – mực in sai cách
Nếu bạn lắp đặt giấy/ribbon sai cách, máy in mã vạch sẽ không in được, có thể hiển thị lỗi trên màn hình và báo đèn đỏ. Bạn nên xem lại chỉ dẫn của nhà sản xuất để lắp lại giấy in, mực in đúng cách thì máy in tem nhãn mới hoạt động được.
Điều đầu tiên bạn cần làm là tiến hành cài đặt, thiết lập kết nối giữa: máy tính và máy in. Chú ý cài đặt driver hoặc thiết lập cổng kết nối đúng máy và đúng phiên bản phù hợp.
Khi thấy máy in tem nhãn bị dừng, không phản ứng, bạn cần kiểm tra theo các bước sau:
– Kiểm tra xem phích cắm đã được cắm vào ổ điện hay chưa?
– Kiểm tra công tắc nguồn của máy xem đã được bật lên chưa?
– Dây cable USB kết nối giữa máy in, máy tính và đèn báo phải hiện ở trạng thái đèn xanh “sẵn sàng”. Tùy từng loại máy, một số dòng máy sẽ hiển thị chữ READY trên màn hình hiển thị đèn LED, một số máy in tem khác thể hiện bằng tín hiệu đèn xanh lá cây. Bạn có thể tắt đi bật lại để đưa máy in tem nhãn về trạng thái sẵn sàng. Trong trường hợp máy in tem nhãn khởi động với tín hiệu đèn đỏ báo lỗi, bạn nên tham khảo cuốn user manual guide – hướng dẫn sử dụng đi kèm của máy hoặc liên hệ với nhà sản xuất để xử lý.
Ngoài ra, nếu máy in hiển thị: “Unknown Device” bạn cần cài đặt lại driver của máy in tem nhãn. Nếu đã có biểu tượng máy in tương tự được cài đặt, bạn gỡ bỏ phiên bản cũ và chỉ giữ lại phiên bản driver được cập nhật mới nhất.
Lưu ý:
Bạn có thể vào Control Panel / Devices and Printers để kiểm tra độ phân giải và ngôn ngữ của máy in. Việc cài đặt sai ngôn ngữ cho máy in tem có thể dẫn tới việc máy in không phản hồi. Thiết lập sai độ phân giải – DPI sẽ khiến bản in tem nhãn bị phóng to hơn hay co lại 1 cách bất thường.
Ý kiến bạn đọc (0)